🎁️ 🍂️️ 💝 🌟 🎄 🌸 🔔 -->

Những Điểm khái quát và phân loại sử dụng speed control meter in-meter out (phần 1)

Speed control là một dạng van tiết lưu điều khiển lưu lượng khí nén, thường được gọi là van điều khiển tốc độ, là một thiết bị an toàn bảo vệ các bộ phận khí nén, chẳng hạn như xi lanh, khỏi bị hư hỏng. Van điều khiển tốc độ, điều khiển tốc độ của xi lanh khí nén và được phân thành hai loại meter in (mét vào) và meter out (mét ra). Trong bài viết này chúng tôi sẽ nêu ra những điểm khái quát và phân loại sử dụng hai loại van điều khiển tốc độ này. Cùng bắt đầu nhé.

 

Mục lục

  1. Khái niệm meter in và meter out
  2. Lưu thông khí qua meter in và meter out
  3. Cách phân biệt hai loại khi lựa chọn
  4. Cách thức sử dụng của hai loại
  5. Tổng kết
  1. Khái niệm meter in và meter out

Cùng xem ví dụ về một xi lanh phía trên đây. Xi lanh với piston chuyển động ra vào sẽ tạo động lực để di chuyển tịnh tiến các cơ cấu khác. Và để xi lanh di chuyển được trong trường hợp này người ta sử dụng khí nén là nguồn cung cấp động lực. Vì vậy hệ thống khí nén bao gồm các thiết bị cơ bản như các van tiết lưu, đường ống khớp nối,… là cần thiết.

Và để điều khiển tốc độ của xi lanh ngươi ta sử dụng van điều khiển tốc độ speed control

Van điều khiển tốc độ thường được bố trí lắp đặt tại ngay cổng cấp và xả khí của xi lanh như hình ví dụ dưới đây.

Bằng cách thu hẹp hay mở rộng diện tích mặt cắt ngang lưu thông khí đi qua, van điều khiển tốc độ sẽ điều tiết và kiểm soát chủ động dòng khí đi vào- ra xi lanh vì thế có thể điều chỉnh tốc độ của xi lanh.

Van điều khiển tốc độ meter in là loại điều tiết dòng khí đi vào xi lanh

Ngược lại meter out là loại điều tiết dòng khí thải ra từ xi lanh.

Đó là sự khác biệt quan trọng để phân biệt hai loại này, chúng tôi sẽ giải thích kỹ hơn qua các sơ đồ mạch khí sau đây.

  1. Lưu thông khí qua meter in và meter out

 

Trên đây là một sơ đồ mạch khí nén đơn giản thể hiện lưu thông qua van điều khiển tốc độ loại meter in. Và sau đây là kí hiệu của van điều khiển tốc độ khi vẽ sơ đồ khí(tiêu chuẩn JIS).

Nhìn vào hình kí hiệu ở trên ta thấy dòng chảy được chia làm hai đường. Một đường biểu thị có mũi tên mang ý nghĩa dòng khí đi qua đây có thể điều chỉnh. Đường thứ hai với kí hiệu hình cầu mang ý nghĩa dòng khí có thể chảy tự do một chiều theo hướng từ trái sang phải nhưng hướng ngược lại thì không.

Tiếp đến là kí hiệu của van điện từ được thể hiện trong hình sau đây.

Như chúng tôi đã trình bày trong một bài viết khác cấu tạo của van điện từ sẽ gồm các cổng như sau:

P là cổng cấp khí

R là cổng xả khí

A và B là hai cổng sẽ kết nối với xi lanh qua hệ thống đường ống.

Ở hình trên là hai trạng thái của van điện từ khi đóng và ngắt điện. Để tìm hiểu thêm về van điện từ các bạn có thể đọc thêm tại  “Sự Khác Nhau Giữa Van Điện Từ 3 Cổng Và Van 5 Cổng

Khi ngắt điện, dòng khí nén đi từ P đến B, dòng xả khí chảy từ A đến R. Hình phía dưới cho thấy khi van điện từ được cấp điện, dòng khí nén đi từ P đến A, dòng khí xả chảy từ B đến R. Nói cách khác, đó là trạng thái hoạt động khi BẬT.

  • Lưu thông khí qua meter in

Tiếp sau đây, sẽ là mạch chi tiết sử dụng van điều chỉnh tốc độ meta-in, hãy xem nó hoạt động như thế nào.

Sơ đồ trên đây là khi mạch điện từ không được cấp điện, mũi tên xanh biểu thị dòng khí nén cấp vào, mũi tên đỏ biểu thị dòng khí xả ra từ xi lanh. Đối với đầu vào, dòng khí sẽ không thể chảy qua với tốc độ tự do, khí sẽ chảy qua một cách điều tiết và kiểm soát thông qua van tiết lưu biến thiên. Ngược lại, dòng khí thải ra từ xi lanh có thể chảy tự do qua van một chiều và không có một sự kiểm soát nào cả.

Sơ đồ trên là khi van điện từ được cấp điện. Lúc này dòng khí nạp vào có thể được điều tiết và kiểm soát tốc độ dòng chảy. Dòng khí thải ra từ xi lanh chảy với tốc độ tự do.

  • Lưu thông khí qua meter out

 

 

Chúng ta có hai sơ đồ mạch khí nén như hình ở trên. Sơ đồ trên là khi van điện từ không được cấp điện, sơ đồ dưới là khi van được cấp điện. Ngược lại với meter in,  hoạt động điều tiết và kiểm soát sẽ diễn ra trên dòng khí thải ra từ xi lanh, và dòng khí nạp vào xi lanh khi đóng hay ngắt điện sẽ chảy với vận tốc tự do. Đây là sự khác biệt giữa meter in và meter out.

Hết phần 1, trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ giải thích về cách phân biệt hai loại khi lựa chọn và cách sử dụng hai loại van điểu khiển tốc độ này. Mọi ý kiến đóng góp xin để lại ở phần bình luận bên dưới bài viết. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.

 

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Hòa.

Từ khóa liên quan: Những Điểm khái quát và phân loại sử dụng speed control meter in-meter out (phần 2)

0 Bình luận

Bài viết liên quan