🎁️ 🍂️️ 💝 🌟 🎄 🌸 🔔 -->

Van Điều Áp. Thiết Bị Quan Trọng Điều Chỉnh Áp Suất Từ Máy Nén Khí Đến Thiết Bị Chấp Hành (Phần 1).

Khi nói đến các thiết bị khí nén, không thể không nhắc tới van điều áp. Nó được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống thiết bị khí nén. Nói một cách đơn giản, bộ điều áp là một thiết bị làm giảm áp suất khí nén được cấp từ máy nén khí.

Vậy nó nên gắn ở đâu trong hệ thống? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích vai trò của bộ điều áp và cách sử dụng chúng.

Mục lục

1 Vai trò của van điều áp

2 Cách sử dụng van điều áp trong hệ thống khí

3 Cấu tạo-kết cấu van điều áp

4 Cách thức lựa chọn van điều áp

5 Chủng loại van điều áp

6 Tóm tắt

 

  1. Vai trò của van điều áp

1.1. Điều chỉnh hay giảm áp suất của dòng khí từ máy nén

Van điều áp là một thiết bị làm giảm áp suất của khí nén chảy vào từ máy nén và điều chỉnh nó đến áp suất mong muốn.

Ví dụ: nếu áp suất không khí 0,7MPa chảy từ máy nén, nhưng bạn thực sự muốn sử dụng áp suất 0,5MPa, bạn sẽ cần điều chỉnh áp suất bằng cách giảm áp suất từ ​​0,7MPa xuống 0,5MPa. Vậy giảm áp suất bằng cách nào, Vâng đó là bằng cách sử dụng van điều áp.

 

 

Các thiết bị như xi lanh, van sử dụng ở phía thứ cấp (phía đầu ra) đều có một mức áp suất làm việc tối đa, là áp suất tối đa để một thiết bị được sử dụng một cách an toàn và đúng cách.

Có những trường hợp áp suất khí nén phải được điều chỉnh trong phạm vi áp suất làm việc tối đa này và trong những trường hợp đó thường cần phải giảm áp suất bằng van điều áp.

Ngoài ra, lực đẩy của xi lanh khí được xác định bởi kích thước xi lanh và áp suất vận hành của xi lanh. Để tránh lực của xi lanh khí trở nên quá mạnh, hơn mức cần thiết, trong khi kích thước xi lanh không thay đổi thì cần điều chỉnh áp suất bằng cách hạ thấp áp suất bằng van điều áp.

    1. Ổn định xung áp khí nén

 

Vai trò của van điều áp không chỉ là giảm áp suất mà còn ngăn chặn và ổn định các xung áp suất khí nén khi hệ thống máy vận hành.

Áp suất của khí nén do máy nén tạo ra sẽ tăng và giảm hay nói cách khác là có biến động đáng kể. Áp suất biến động có tác động khá tiêu cực, chẳng hạn như làm cho lực đẩy của xi lanh khí không ổn định và rút ngắn tuổi thọ của thiết bị.

Van điều áp có chức năng ngăn chặn các xung áp suất như vậy. Vì vậy, ngay cả khi không cần điều chỉnh áp suất thì van điều áp vẫn sẽ là thiết bị cần thiết để thiết bị hoạt động ổn định và an toàn.

  1. Cách sử dụng van điều áp trong hệ thống khí

Đầu tiên, kết nối van điều áp với hệ thống khí nén. Trong hầu hết các trường hợp, đầu vào và đầu ra đều có ren để kết nối, do đó bạn vặn khớp nối kiểu một chạm và lắp ống khí vào.

Tiếp theo, hãy để không khí lưu thông qua van. Kim trên đồng hồ đo áp suất được lắp trong van khi đó sẽ di chuyển, cho biết áp suất đang tăng lên.

Sau đó vặn núm điều chỉnh trên van để điều chỉnh áp suất. Xoay theo hướng siết chặt sẽ làm tăng áp suất, xoay theo hướng nới lỏng sẽ làm giảm áp suất. Như vậy áp suất có thể được điều chỉnh như mong muốn.

 

  1. Cấu tạo-kết cấu van điều áp

Một van điều áp điển hình bao gồm một núm điều chỉnh, lò xo điều chỉnh, màng ngăn và thân van.

 

Khi vặn núm điều chỉnh theo hướng siết chặt, thân van được đẩy xuống và khe hở được mở ra, khí nén từ phía sơ cấp bắt đầu chảy sang phía thứ cấp.

Sau đó, áp suất khí ở phía thứ cấp tăng lên, tác dụng lực lên màng ngăn và nâng thân van lên.

 


Khi lực của màng ngăn đẩy thân van lên và lực của lò xo điều chỉnh đẩy thân van xuống cân bằng thì thân van đóng lại và việc điều chỉnh áp suất hoàn tất. Trường hợp bên thứ cấp, xi lanh bắt đầu di chuyển hoặc trường hợp bên thứ cấp khí nén bị tiêu hao do sử dụng đầu phụt khí nén, áp suất ở mặt thứ cấp giảm, lúc này lực của lò xo điều chỉnh thắng lực của màng ngăn, thân van mở ra và khí nén được cấp lại từ phía sơ cấp. Quá trình này sẽ diễn ra liên tục để giữ cho áp suất khí nén luôn ở mức mong muốn.

Nếu vì lý do nào đó, áp suất ở phía hạ lưu tăng cao hơn mức thiết lập, màng ngăn được đẩy lên, lúc này van xả mở ra và không khí được thải ra ngoài theo cổng hỗ trợ xả khí như hình dưới đây.

Chức năng giảm áp này cho phép áp suất cài đặt luôn được duy trì ngay cả khi áp suất ở phía thứ cấp tăng nhiều hơn mức cần thiết.

Hết phần 1, chúng tôi sẽ còn gửi đến các bạn phần 2 của bài viết về van điều áp trong bài đăng tiếp theo. Mọi ý kiến đóng góp xin để lại ở phần bình luận bên dưới bài viết. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại.

 

Tác giả: Nguyễn Văn Hòa

 

Từ khóa liên quan: Van Điều Áp. Thiết Bị Quan Trọng Điều Chỉnh Áp Suất Từ Máy Nén Khí Đến Thiết Bị Chấp Hành (Phần 2).

0 Bình luận

Bài viết liên quan