🎁️ 🍂️️ 💝 🌟 🎄 🌸 🔔 -->

BÀI VIẾT SỐ 1: CẢM BIẾN QUANG ĐIỆN

XT Mechanical Blog xin chào các bạn. Ngày nay, cảm biến là một linh kiện không thể thiếu trong các hệ thống tự động hóa gia tăng năng suất. Tuy nhiên, dù gọi chung là “Cảm biến” nhưng nó rất đa dạng về chủng loại và mỗi loại đều có ưu - nhược điểm riêng. Qua chuỗi bài viết về cảm biến này, chúng ta có thể tìm hiểu một cách hệ thống các loại cảm biến, các cảm biến đo cơ bản dựa trên “nguyên lý phát hiện” của chúng. Nhờ đó, bạn đọc có thể chọn được loại cảm biến phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

Lưu ý: Bài viết dựa trên tài liệu tham khảo “Sensor Basic Text” của hãng KEYENCE, bạn đọc có thể dựa vào bài viết gốc này để lựa chọn chi tiết được loại cảm biến của hãng đang được bán trên thị trường hiện nay.

Hình 1. Cảm biến quang điện phát hiện vật trong hệ thống tự động hóa

Chuỗi bài viết cảm biến

No.

Cảm biến

Phân loại chi tiết

Bài viết

1

Cảm biến quang điện (Photoelectric Sensors)

Cảm biến quang điện

Bài viết số 1

Cảm biến sợi quang

Bài viết số 2

Cảm biến Laser

Bài viết số 3

Cảm biến màu

Bài viết số 4

2

Cảm biến tiệm cận (Inductive Proximity Sensors)

Cảm biến tiệm cận

Bài viết số 5

Cảm biến dịch chuyển dòng điện xoáy

3

Cảm biến tiếp xúc (Contact Sensors)

Cảm biến khoảng cách tiếp xúc

 

Bài viết số 6

4

Cảm biến siêu âm (Ultrasonic Sensors)

Cảm biến siêu âm

 

 Bài viết số 7

5

Cảm biến  hình ảnh (Vision Sensors)

Cảm biến phân biệt hình ảnh

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cảm biến quang điện qua bài viết số 1.

Mục lục:

  1. Nguyên lý hoạt động
  2. Đặc tính
  3. Phân loại 
  4. Nhiều biến thể khác

  1. Nguyên lý hoạt động

Đúng như tên gọi, cảm biến quang dựa trên phương pháp phát hiện vật nhờ “ánh sáng”. Cảm biến quang phát ra các tia hồng ngoại, các tia sáng nhìn thấy được...từ bộ phát sáng về phía vật, nếu có vật thể che chắn, nguồn sáng này tác động lên vật thể và phản xạ ngược lại bộ thu sáng, bộ thu sáng nhận tín hiệu ánh sáng này rồi khuếch đại và chuyển thành tín hiệu điện.

  1. Đặc tính
  • Không tiếp xúc với vật thể cần phát hiện
    Vì việc phát hiện diễn ra mà không tiếp xúc với vật thể cần phát hiện nên không gây tổn hại đến vật thể. Ngoài ra, bản thân cảm biến cũng không bị tổn hại gì nên việc bảo quản để duy trì tuổi thọ là không cần thiết (hình 2).
  • Phát hiện được hầu hết các vật thể
    Vì phát hiện bằng cách phản xạ bề mặt vật thể hay chặn cường độ ánh sáng nên hầu hết các vật thể đều có thể phát hiện được vật được làm từ các loại vật liệu khác nhau như thủy tinh, kim loại, nhựa, gỗ, chất lỏng... (hình 3)
  • Khoảng cách phát hiện xa
    Cảm biến quang điện nói chung có công suất phát sáng lớn nên có thể phát hiện vật thể từ khoảng cách khá xa.

  1. Phân loại

  1. Nhiều biến thể khác

Có nhiều loại cảm biến quang ứng với môi trường và vị trí phát hiện vật thể. Chúng tôi xin giới thiệu một vài dòng cảm biến tiêu biểu để phù hợp với môi trường.

Ở bài viết số 2 tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu một loại cảm biến quang điện khác đó là cảm biến sợi quang (fiber). So với các loại cảm biến quang điện thông thường thì cảm biến sợi quang có gì khác biệt, các bạn hãy cùng chờ đón nội dung ở bài viết tiếp theo nhé. Xin chào và hẹn gặp lại!

Tác giả: Đinh Văn Hòa

Nguồn: https://www.keyence.co.jp/

 

Từ khóa liên quan: Sử Dụng Cảm Biến Trong Hệ Thống Tự Động Hóa Và Bài Toán Gắp Thả Vật

0 Bình luận

Bài viết liên quan