🎁️ 🍂️️ 💝 🌟 🎄 🌸 🔔 -->

Dung Sai Thông Thường Là Gì, Sự Khác Biệt Với Các Loại Dung Sai Khác (Bài viết số 1)

Dung sai thông thường hay còn gọi là dung sai phổ thông (common tolerance), là dung sai được sử dụng khi không có chỉ thị dung sai nào được chỉ định cụ thể cho một kích thước trên bản vẽ. Dung sai được quy định cho các kích thước ghi trên bản vẽ, nhưng nếu tất cả các kích thước đều ghi chỉ định dung sai thì bản vẽ sẽ cực kỳ khó đọc. Dung sai thông thường được quy định sẽ làm cho kích thước bản vẽ dễ đọc hơn và cho phép bạn xác định chính xác các kích thước quan trọng.

Mục lục

  1. Sự khác nhau giữa dung sai thông thường (dung sai phổ thông) và dung sai kích thước.
  2. Các cấp độ của dung sai thông thường
  3. Phân loại vùng giá trị kích thước tiêu chuẩn sử dụng dung sai thông thường
  4. Phương pháp chỉ thị dung sai thông thường
  5. Tổng kết.

 

1. Sự khác nhau giữa dung sai thông thường (dung sai phổ thông) và dung sai kích thước.

Dung sai kích thước được sử dụng để chỉ định một phạm vi chấp nhận được cho kích thước nơi độ chính xác đặc biệt cần thiết, thường được biểu thị rõ ràng ví dụ như 100 ± 0.01. Giá trị của dung sai có thể được xác định dựa trên yêu cầu về độ chính xác của hệ máy,... Việc chỉ thị rõ dung sai kích thước giúp truyền đạt rõ ràng ý định của người thiết kế đến người gia công chi tiết.

Dung sai thông thường (dung sai phổ thông) có tính bao quát hơn khi nó được áp dụng cho tất cả các kích thước còn lại trên bản vẽ khi không có chỉ thị về dung sai kích thước, giúp giảm thiểu thời gian vẽ kỹ thuật của bản vẽ và làm cho bản vẽ trở nên dễ đọc hơn.

2. Các cấp độ của dung sai thông thường

Cấp độ dung sai cũng là một yếu tố quan trọng đáng lưu ý khi sử dụng dung sai thông thường. Trong tiêu chuẩn JIS Nhật Bản, có bốn loại cấp độ: tinh cấp, trung cấp, thô cấp và siêu thô và các ký hiệu f, m, c và v được gán cho mỗi loại của chúng. Các loại kích thước cũng được chia thành phần kích thước như: chiều dài, kích thước vát mép, kích thước góc, độ vuông góc v.v.

3. Phân loại vùng giá trị kích thước tiêu chuẩn sử dụng dung sai thông thường

Các giá trị dung sai thông thường được xác định cho từng cấp nhưng khác nhau tùy thuộc vào giá trị kích thước. 1±0.1 và 100±0.1 có cùng độ rộng dung sai, nhưng khi xem xét tỷ lệ với kích thước chiều dài, có độ chính xác chênh lệch 100 lần. Do đó, tiêu chuẩn JIS quản lý thống nhất độ chính xác kích thước trong bản vẽ bằng cách thiết lập các giá trị dung sai thông thường cụ thể cho từng loại kích thước tiêu chuẩn. Hãy cùng xem bảng sau đây để dễ hiểu hơn.

 

Vùng giá trị kích thước

Các cấp độ dung sai

 

Tinh cấp

Trung cấp

Thô cấp

Siêu thô

Từ 0.5 đến nhỏ hơn 3

±0.05

±0.1

±0.2

 

Từ 3đến nhỏ hơn 6

±0.05

±0.1

±0.3

±0.5

Từ 6đến nhỏ hơn 30

±0.1

±0.2

±0.5

±1

 

 

Nếu kiểm tra đối chiếu theo bảng dung sai ở trên, bạn sẽ thấy giá trị dung sai thay đổi tùy theo độ lớn của kích thước tiêu chuẩn. Ví dụ: nếu kích thước là 18 mm và ở cấp độ tinh cấp thì dung sai ±0.1 sẽ được chỉ định tự động ngay cả khi bạn không ghi dung sai kích thước vào bản vẽ, người gia công cũng sẽ hiểu giá trị ±0.1 sẽ được áp dụng cho kích thước này.

Hình 1: Một ví dụ về việc thể hiện dung sai thông thường trên bản vẽ

4. Phương pháp chỉ thị dung sai thông thường

Khi trình bày bản vẽ để áp dụng dung sai thông thường vào bản vẽ, phần ghi chú dung sai thông thường (dung sai phổ thông) sẽ được bố trí cùng với hạng dung sai trong phần tiêu đề trên khung bản vẽ.

Hình 2: Một ví dụ khác về việc thể hiện dung sai thông thường trên bản vẽ

Phân loại dung sai thông thường:

Dung sai thông thường tinh cấp: Dành cho các chi tiết kim loại chính xác như máy chính xác và các sản phẩm máy khác.

Dung sai thông thường trung cấp: Dành cho các chi tiết kim loại thông thường, phổ biến và các sản phẩm phổ thông khác.

Dung sai thông thường thô cấp: Dành cho các chi tiết nhựa đúc thông thường và các sản phẩm khác. Lưu ý: Khi áp dụng dung sai thông thường tinh cấp cho chi tiết nhựa đúc, có thể gặp khó khăn trong quá trình đúc và có thể làm tăng chi phí sản xuất, vì vậy việc chỉ định đúng hạng dung sai là rất quan trọng.

5. Tổng kết

Để thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa của ngành sản xuất- chế tạo, cần phải tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế về dung sai kích thước và hình học (ISO). Khi đánh giá các chi tiết có đáp ứng yêu cầu thiết kế hay không, điều quan trọng là phải hiểu đầy đủ dung sai kích thước và dung sai hình học trước khi vẽ bản vẽ.

Trên đây là bài viết về dung sai thông thường, mọi ý kiến đóng góp xin để lại ở phần bình luận bên dưới bài viết. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.

 

Tác giả Nguyễn Văn Hòa.

 

Từ khóa liên quan: Vòng Tròn PDCA Trong Quyết Định Giá Trị Dung Sai Thiết Kế (Bài Viết Số 2)

0 Bình luận

Bài viết liên quan