🎁️ 🍂️️ 💝 🌟 🎄 🌸 🔔 -->

Những Lý Do Khiến Giảm Chấn Nhanh Hỏng Hóc.

Xin chào các bạn, lại là XTmechanical Blog đây, hôm nay chúng tôi xin gửi đến các bạn một bài viết về những vấn đề và lí do khiến giảm chấn nhanh hỏng hóc khi bạn sử dụng, hi vọng bài viết sẽ mang đến những kinh nghiệm và bài học hữu ích cho việc lựa chọn và sử dụng giảm chấn sau này.

 

Bộ giảm chấn là thiết bị có thể dễ dàng hấp thụ năng lượng tác động, nhưng thực tế có nhiều hạn chế khi sử dụng chúng. Bài viết này dành cho những người mới bắt đầu đã hoàn thành việc tính toán lựa chọn và cho những người thường xuyên gặp phải trường hợp bị hỏng bộ giảm chấn khi hệ thống hoạt động sau một thời gian.

 

Mục lục

  1. Cấu tạo cơ bản của giảm chấn
  2. Điểm dễ xảy ra hỏng hóc và tình trạng hỏng hóc của giảm chấn
  3. Những lý do khiến lý do khiến giảm chấn nhanh hỏng hóc
  4. Tổng kết

 

  1. Cấu tạo cơ bản của giảm chấn

Trước tiên hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo của giảm chấn, giảm chấn gồm hai thành phần chính là một piston và một xy lanh. Và người ta bơm vào trong xy lanh một lượng dầu, khi piston di chuyển trong xy lanh, dầu sẽ lưu thông qua một lỗ nhỏ được đục trên piston. Chính ma sát của việc lưu thông dầu này là yếu tố giúp giảm chấn hấp thụ năng lượng khi cơ cấu va chạm. Các bạn có thể xem thêm hình ảnh mô tả cấu tạo hình ảnh của giảm chấn được thể hiện ở dưới đây.

  1. Điểm dễ xảy ra hỏng hóc và tình trạng hỏng hóc của giảm chấn

Các điểm và triệu chứng dễ xảy ra hư hỏng đã được xác định ở một mức độ nào đó theo kinh nghiệm của tôi, và các điểm dễ hư hỏng chính là hai điểm sau.

Bộ phận dẫn hướng cho piston→ Thanh piston bị lỗi, chuyển động trượt không mượt mà.

Đệm dầu → Giảm áp suất thủy lực do rò rỉ dầu.

Nếu thanh dẫn hướng bị hỏng, nó sẽ hoạt động không bình thường, chẳng hạn như thanh piston sau khi bị đẩy vào và không thể quay trở lại. Mặt khác, nếu phớt dầu bị hỏng, dầu sẽ rò rỉ ra ngoài và giảm chấn sẽ không được hấp thụ đủ năng lượng phát sinh do va chạm.

  1. Những lý do khiến giảm chấn nhanh hỏng hóc

Và sau đây sẽ chúng ta sẽ đi vào phần chính của bài viết hôm nay, những lý do khiến giảm chấn nhanh hỏng hóc, cùng xem xét nội dung dưới đây.

  • Trường hợp số 1: Phương của lực tác dụng lên không phải là phương dọc trục.

Một bộ giảm chấn hấp thụ năng lượng khi piston được đẩy vào bên trong, vì vậy về cơ bản nó chỉ có thể nhận tác động theo phương dọc trục. Khi bị tác động từ phương thẳng đứng hoặc phương nghiêng, một thành phần lực sẽ tác động lên thanh dẫn hướng và đệm dầu, gây hư hỏng hoặc giảm tuổi thọ của các thành phần đó.

  • Trường hợp số 2: Giảm chấn hoạt động trong môi trường nhiều bụi bẩn.

Trong một môi trường nhiều bụi bẩn hay các mạt nhỏ dị thường, thanh piston khi vận hành sẽ bị bám bụi và nếu sử dụng trong một thời gian dài bộ phận dẫn hướng cho piston sẽ sớm bị hỏng hóc do ma sát gây ra.

Khi sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn, hãy chú ý đến 2 điểm sau đây:

- Lựa chọn loại giảm chấn có cover bọc cao su chuyên dụng, hay tương tự

- Nếu không có sẵn trên thị trường thì có thể cân nhắc gắn thêm cover riêng.

  • Trường hợp số 3: Sử dụng trong môi trường tiếp xúc với hóa chất hay chất ăn mòn mạnh.

Như chúng ta đã biết, đệm dầu của giảm chấn được làm từ cao su và tùy thuộc vào đặc tính, khả năng tương thích với dung dịch hóa chất mà chúng có thể bị ảnh hưởng. Đệm dầu bị lão hóa nhanh là nguyên nhân gây ra rò rỉ dầu.

Trong trường hợp sử dụng trong môi trường tiếp xúc với nhiều hóa chất cũng có 2 điểm cần chú ý như sau:

- Khi lựa chọn hãy xác nhận lại với nhà cung cấp khả năng tương thích với loại hóa chất có thể gặp phải của đệm dầu

- Lắp đặt giảm chấn theo hướng hạn chế tiếp xúc hoá chất với đệm dầu.

  • Trường hợp số 4: Giảm chấn phải hấp thụ năng lượng từ sản phẩm có khối lượng và vận tốc lớn.

Việc chú ý xem xét đến phản lực mà giảm chấn có thể tạo ra khi va chạm với sản phâm có khối lượng và vận tốc lớn là cần thiết.

Nếu như lực tác động vượt quá giới hạn, bản thân sản phẩm có thể bị hư hỏng. Trong trường hợp này, cần phải kéo dài hành trình giảm chấn, nhưng nhiều loại giảm chấn trên thị trường có hành trình tiêu chuẩn nên năng lượng mà chúng có thể hấp thụ cũng có con số cố định vì vậy rất khó tìm được loại phù hợp. Một biện pháp đối phó giúp lựa chọn được loại giảm chấn đáp ứng được yêu cầu đó là xem xét, thử nghiệm tốc độ và trọng tải thực tế.

  • Trường hợp thứ 5: Giảm chấn được lắp đặt tại vị trí khó bảo dưỡng.

Giảm chấn là sản phẩm tiêu hao tức là nó là sản phẩm phải được thay thế định kì. Kiểm tra số lần vận hành của sản phẩm để có quyết định hợp lý. "Ngay cả khi được sử dụng trong môi trường tốt nhất, nó sẽ cần phải được thay thế sau một khoảng thời gian nhất định." Vì nhiều lý do khiến vị trí lắp đặt không thuận lợi cho việc bảo dưỡng bảo trì dẫn đến nhiều khi chi phí dừng hoạt động hệ thống máy cho bảo dưỡng tăng lên và giảm chấn có thể bị bỏ qua và bắt buộc thay thế sau một thời gian vận hành.

 

  1. Tổng kết

Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu các trường hợp sử dụng khiến giảm chấn nhanh hỏng hóc, nhưng có nhiều trường hợp có thể xử lý được nếu nắm rõ các điều kiện và áp dụng các quy trình nghiêm ngặt. Lời khuyên ở đây là các bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp mà bạn đang xem xét. Đôi khi họ giới thiệu các giải pháp và sản phẩm bất ngờ.

Một vài nhà cung cấp giảm chấn Nhật Bản xin được liệt kê như sau:

- Koganei(https://official.koganei.co.jp/

- SMC (https://www.smcworld.com/ja-jp/

- Fujilatex(https://www.fujilatex.co.jp/

- Enidine(https://www.enidine.com/ja-JP/Home/

Các bạn cũng có thể tham khảo thêm công cụ tính toán giảm chấn tại link đính kèm sau đây: Công cụ tính toán giảm chấn (xtmechanicalblog.com)

Trên đây là bài viết về giảm chấn, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Mọi ý kiến đóng góp xin để lại ở phần bình luận bên dưới bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo.

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Hòa.

Tham khảo tại: ショックアブソーバのNG使用例 (mechanical-engineer48.com)

0 Bình luận

Bài viết liên quan