🎁️ 🍂️️ 💝 🌟 🎄 🌸 🔔 -->

GIÁC HÚT CHÂN KHÔNG - PHƯƠNG PHÁP CHỌN (BÀI 2.2)

XTmechanical Blog xin chào các bạn. Ở bài viết 2.1 trước, chúng ta đã tìm hiểu các bước cơ bản để chọn giác hút chân không. Tiếp nối chuỗi bài viết, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về phương pháp chọn qua các bước nâng cao hơn.

Mục lục

  1. Cách chọn hình dạng của giác hút chân không
  2. Cách chọn chất liệu của giác hút chân không
  3. Sử dụng dạng có đệm hay không có đệm
  1. Ví dụ ứng dụng cụ thể đối với từng loại sản phẩm (đối tượng hút)

 

  1. Cách chọn hình dạng của giác hút chân không

Giác hút chân không có nhiều kiểu hình dạng khác nhau như dạng mặt hút phẳng, dạng hình nón sâu, dạng hình lò xo, dạng mặt hút lõm mỏng, dạng mặt hút có thêm gân, dạng mặt hút hình oval…Ta cần lựa chọn hình dạng mặt hút phù hợp với hình dạng vật và môi trường sử dụng.

Ngoài ra, với những kiểu hình dạng không có trong catalog, thì cần liên hệ với nhà sản xuất để biết thêm thông tin chi tiết.

Bảng 1. Phân loại hình dạng và ứng dụng

  1. Cách chọn chất liệu của giác hút chân không

Ta cần lựa chọn loại chất liệu cho giác hút chân không sau khi đã cân nhắc đến các yếu tố như tính tương thích với hình dạng giác hút và môi trường sử dụng, sự ảnh hưởng của dấu vết hút, tính dẫn điện…lên vật. Hãy lựa chọn loại chất liệu cần sau khi kiểm tra các đặc tính (tính tương thích) của cao su bằng cách tham khảo các ví dụ về ứng dụng và chất liệu tương ứng cho trong bảng dưới đây.

No.

Tên chất liệu

Ứng dụng

1

NBR (cao su nitrile)

Vật là bìa các tông, tấm tôn, sắt, ván ép…và các loại cơ bản khác

2

Cao su silicone

Liên quan đến các sản phẩm ngành chất bán dẫn, đúc nhựa, thực phẩm, vật mỏng

3

Cao su urethane

Vật là bìa các tông, tấm tôn, sắt, ván ép

4

FKM (cao su fluorine)

Liên quan đến các sản phẩm ngành hóa chất

5

Cao su dẫn điện NBR

Liên quan đến các sản phẩm ngành chất bán dẫn nói chung (chống tĩnh điện)

6

Cao su dẫn điện silicone

Liên quan đến các sản phẩm ngành chất bán dẫn (chống tĩnh điện)

Bảng 2. Chất liệu của giác hút và các ứng dụng tương ứng

Cụ thể hơn về tính chất và đặc tính của từng loại chất liệu được thể hiện ở bảng dưới.

Chất liệu và đặc tính của các loại giác hút

Chú thích về kí hiệu dùng trong bảng:

◎ Quá tốt, không hoặc ít ảnh hưởng  

Tốt, hơi bị ảnh hưởng nhưng có thể được sử dụng trong một số điều kiện nhất định

△ Có thể, nhưng không nên sử dụng càng nhiều càng tốt

× Không thể, không thích hợp để sử dụng do ảnh hưởng nghiêm trọng

Chú ý: Các đặc tính vật lý, độ bền hóa học và các giá trị khác được liệt kê chỉ là giá trị tham khảo như một hướng dẫn và không phải là giá trị đảm bảo tuyệt đối. Các đặc điểm chung trên có thể thay đổi tùy theo điều kiện và môi trường sử dụng.

  1. Sử dụng dạng có đệm hay không có đệm

Đệm lò xo giúp giảm lực tác động vào cả giác hút và vật khi giác hút bắt đầu tiếp xúc với vật.

Hình 1. Giác hút đính kèm các loại phụ kiện kim loại

Ngoài ra, bộ đệm còn được sử dụng trong trường hợp chiều cao của vật thay đổi (do dung sai của sản phẩm hoặc ứng dụng sử dụng nhiều chủng loại sản phẩm) mà vị trí của tay máy gắn giác hút cố định như hình dưới.

 

Hình 2. Sử dụng giác hút có bộ đệm đính kèm

Ngoài ra đối với những ứng dụng mà yêu cầu cao về vị trí (vật không bị thay đổi góc quay lúc di chuyển), người ta còn sử dụng Set bộ đệm kết hợp tính năng chống quay (hình 1).

  1. Ví dụ ứng dụng cụ thể đối với từng loại sản phẩm (đối tượng hút)

Tùy vào từng đối tượng mà chúng ta có một số chú ý như sau.

  • Đối với vật có tính thông khí hoặc có lỗ thủng

Hình 3. Sử dụng giác hút khi vật có tính thông khí

Khi hút các vật có tính thấm (thông khí) như xốp và giấy, ta chỉ cần chọn giác hút có đường kính đủ nhỏ để nâng vật. Ngoài ra, nếu có một lượng lớn khí lọt ra ngoài, lực hút của giác hút sẽ giảm, do đó cần thực hiện các biện pháp như tăng công suất của Vacuum ejector hoặc bơm chân không, đồng thời tăng độ dẫn của đường ống.

  • Đối với vật là dạng tấm phẳng

Hình 4. Sử dụng giác hút khi vật có dạng tấm phẳng

Khi nâng các tấm kính, bảng mạch... có diện tích lớn, có thể phải chịu một lực lớn do lực cản không khí, hoặc có thể dẫn đến rung lắc. Vì vậy cần phải xem xét cách bố trí, số lượng và kích thước của giác hút (hình 4).

  • Đối với vật mềm

Hình 5. Sử dụng giác hút đối với vật mềm và mỏng

Đối với các loại vật mềm và mỏng như ni lông, giấy, hoặc các loại tấm mỏng khác khi bị hút sẽ dễ bị biến dạng hoặc bị nhăn (hình 5) do áp suất chân không. Vì vậy nên sử dụng giác hút có đường kính nhỏ hoặc loại giác hút có gân kết hợp với giảm áp suất chân không.

  • Đối với ứng dụng mà lực tác động lên giác hút lớn

Hình 6. Sử dụng giác hút trong trường hợp lực nhấn lớn

Tránh va đập mạnh hoặc nhấn giác hút bằng một lực lớn khi ép vào vật. Nếu ngược lại, giác hút sẽ bị biến dạng, nứt và mòn nhanh hơn. Việc nhấn giác hút phải trong phạm vi biến dạng của “váy” giác hút hoặc chỉ đến mức chạm nhẹ vào đường sườn (hình 6). Đặc biệt đối với giác hút có đường kính nhỏ, việc định vị trí phải chính xác hơn.

  • Đối với ứng dụng mà xuất hiện dấu hút

 

Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu về cách chọn giác hút chân không một cách hoàn chỉnh qua các bước cơ bản đầu tiên ở bài 2.1 và các bước nâng cao ở bài viết 2.2 này. Ở bài viết tiếp theo sẽ trình bày cách chọn những thiết bị liên quan khác trong hệ thống giác hút chân không, các bạn hãy cùng chờ đón đọc nhé.

Xin chào và hẹn gặp lại!

 

Tác giả: Đinh Văn Hòa

Tài liệu tham khảo: https://www.smcworld.com/

0 Bình luận

Bài viết liên quan