🎁️ 🍂️️ 💝 🌟 🎄 🌸 🔔 -->

Vẽ Kỹ Thuật: Tưởng Tượng Hay Có Quy Tắc?

Vẽ kỹ thuật là một môn học bắt buộc đối với sinh viên các ngành kỹ thuật. Mặc dù là môn học chung nhưng cảm nhận về môn học cũng như độ khó dễ của bộ môn này lại rất khác nhau đối với sinh viên. Một bộ phận sinh viên cho rằng để học được môn vẽ kỹ thuật này bạn phải có một bộ óc sáng tạo với khả năng tưởng tượng phong phú, để có thể tượng hình hóa các chi tiết từ bản vẽ sang trục đo và từ chi tiết cụ thể ra 3 hình chiếu của nó một cách dễ dàng. Một bộ phận sinh viên khác không đồng quan điểm với suy nghĩ này, với nhóm sinh viên này thì mọi thứ trên thế giới này đều có quy tắc tiếp cận của riêng nó, và môn vẽ kỹ thuật này cũng không ngoại lệ.  

Vẽ kỹ thuật: tưởng tượng hay có quy tắc?

Vẽ kỹ thuật là một môn học bắt buộc đối với sinh viên các ngành kỹ thuật. Mặc dù là môn học chung nhưng cảm nhận về môn học cũng như độ khó dễ của bộ môn này lại rất khác nhau đối với sinh viên. Một bộ phận sinh viên cho rằng để học được môn vẽ kỹ thuật này bạn phải có một bộ óc sáng tạo với khả năng tưởng tượng phong phú, để có thể tượng hình hóa các chi tiết từ bản vẽ sang trục đo và từ chi tiết cụ thể ra 3 hình chiếu của nó một cách dễ dàng. Một bộ phận sinh viên khác không đồng quan điểm với suy nghĩ này, với nhóm sinh viên này thì mọi thứ trên thế giới này đều có quy tắc tiếp cận của riêng nó, và môn vẽ kỹ thuật này cũng không ngoại lệ.  

Trong bài viết này sẽ đi theo lối tiếp cận có quy tắc của môn vẽ kỹ thuật. Bắt đầu với hệ tọa độ và điểm. Và như chúng ta đã biết: đường thẳng là đường đi qua hai điểm phân biệt; mặt phẳng xác định khi biết ba điểm không thẳng hàng, một đường thẳng và một điểm nằm ngoài nó, hay hai đường thẳng song song hoặc hai đường thẳng cắt nhau. Tất cả đều được phát triển từ điểm.

1. Hệ tọa độ

Nhiệm vụ của môn học hình họa và vẽ kỹ thuật đều là đưa một chi tiết, một cụm chi tiết, hay cả dàn máy móc từ thực tế với không gian nhiều chiều lên một mặt phẳng giấy; hay từ bản vẽ chi tiết có thể biết/ dựng/ chế tạo các chi tiết riêng lẻ, và biết được cách lắp ghép của các chi tiết này trên thực tế ra sao, chỉ thông qua một ngôn ngữ kỹ thuật đó chính là bản vẽ kỹ thuật.

Với hệ tọa độ thông thường chúng ta được tiếp cận với hệ tọa độ 2D và 3D. Để đưa các hệ tọa độ này về cùng một mặt phẳng giấy ta giữ một mặt phẳng và xoay các mặt phẳng còn lại một góc 90o để đưa chúng về cùng một mặt phẳng với mặt phẳng cố định kia.

Hình 1: Khai triển hệ tọa độ 2D.

Hình 2: Khai triển hệ tọa độ 3D.

2. Điểm

Sau khi khai triển được hệ tọa độ về mặt phẳng giấy, ta bắt đầu quy tắc thứ nhất đó là xác định hình chiếu của một điểm lên các mặt phẳng tọa độ. Hay đơn giản hơn chính là từ tọa độ của điểm, chúng ta xoay mặt phẳng khai triển tọa độ như phần trên để tìm ra đồ thức của điểm.

Hình 3: Khai triển điểm.

Trong hình họa và vẽ kỹ thuật chúng ta thường quy định là mặt phẳng trên là mặt phẳng 1, mặt phẳng dưới là mặt phẳng 2. Vì vậy, mà chúng ta thường thấy chúng với ký hiệu là M1 và M2 nhiều hơn, lúc này giao của 2 mặt phẳng này người ta hay gọi là x. Nên ta có đồ thức của một điểm như hình 4.

Hình 4: Đồ thức của một điểm M.

3. Đường thẳng, đoạn thẳng.

Tương tự như điểm, đường thẳng và đoạn thẳng đều xác định khi biết hai điểm phân biệt nằm trên đường thẳng đó. Từ hai điểm phân biệt, ta làm như với điểm và nối chúng lại với nhau.

Hình 5: Khai triển một đường thẳng.

4. Mặt phẳng

Vẫn tương tự trên, mặt phẳng xác định khi biết ba điểm không thẳng hàng, một đường thẳng và một điểm nằm ngoài nó, hay hai đường thẳng song song hoặc hai đường thẳng cắt nhau.

Hình 6: Khai triển một mặt phẳng.

5. Hình chiếu cạnh

Tương tự như trên với hình chiếu cạnh chính là hệ tọa độ Oxyz, ta làm tương tự.

Hình 7: Khai triển hình chiếu cạnh.

Vậy khi có một bản vẽ của một chi tiết nào đó, chúng ta biết được độ dài cách cạnh của nó. Thì chúng ta có thể dùng nguyên tắc về điểm dựa trên kích thước đó để dựng được 3 hình chiếu của nó.

Cũng như khi có được hai hình chiếu, chúng ta cũng có thể dựng được hình chiếu thứ ba và hình trục đo của nó dựa trên nguyên tắc về điểm này.

Qua bài viết này, chúng ta có thể có trả lời được câu hỏi môn hình học họa hình và vẽ kỹ thuật ở trường đại học là có quy tắc hay tưởng tượng rồi chứ ạ. Nhưng đây cũng chỉ là một cách tiếp cận của môn này. Nếu các bạn có các ý kiến và lối tiếp cận khác thì comment phía dưới nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Xin cảm ơn.

Người viết: Trần Thị Hương

0 Bình luận

Bài viết liên quan