🎁️ 🍂️️ 💝 🌟 🎄 🌸 🔔 -->

Phương Pháp Chỉ Thị Bán Kính Uốn Cong R Và Một Vài Lưu Ý Khi Thiết Kế Với Kim Loại Tấm.

Hôm nay XTMechanical Blog sẽ giới thiệu và có một vài lưu ý dành cho các bạn khi thiết kế với kim loại tấm.

Trong ngành cơ khí- chế tạo máy, các linh kiện tấm kim loại được sử dụng rộng rãi ở nhiều vị trí khác nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ tổng hợp những lưu ý khi thiết kế và các thông tin liên quan về bán kính uốn trong gia công tấm kim loại. Đặc biệt, đối với những người mới bắt đầu công việc trong lĩnh vực thiết kế, khi chỉ định bán kính uốn cho tấm kim loại, hãy cân nhắc tham khảo các nội dung này và các bạn có thể áp dụng vào công việc thiết kế của mình.

  • Chỉ thị bán kính uốn cong R của kim loại tấm

Trong quá trình thiết kế với kim loại tấm, chúng ta thường gặp khó khăn khi định rõ chỉ dẫn cho phần uốn cong trên bản vẽ kỹ thuật. Liệu chúng ta nên chỉ định bán kính cụ thể (R) cho phần uốn cong trong chi tiết (trên bản vẽ), hay nên vẽ nó là góc vuông? Trong trường hợp như vậy, nếu không có yêu cầu đặc biệt, khi sử dụng kim loại tấm chúng tôi thường vẽ phần uốn cong và bán kính cong tương đương với độ dày của tấm kim loại. Và khi không cần thiết chỉ thị kích thước cụ thể cho R, chúng ta thường ghi là "Bán kính uốn cong R nhỏ nhất"

Chúng ta đã nhắc đến khái niệm "Bán kính uốn cong R nhỏ nhất". "Bán kính uốn cong R nhỏ nhất" (最小曲げR) là giá trị R nhỏ nhất cho phép thực hiện quá trình uốn gập mà không gây nứt vỡ hoặc tác động xấu đến vật liệu. Giá trị này phụ thuộc vào đặc tính của vật liệu. Vì mỗi loại vật liệu có độ cứng và tính chất khác nhau, do đó, giá trị R tối thiểu cần được xác định dựa trên các yếu tố đặc thù của vật liệu cụ thể được sử dụng trong quá trình uốn gập.

  • Vậy thì kích thước Bán kính uốn cong R nhỏ nhất thường sẽ là bao nhiêu?

Đối với thông số R uốn nhỏ nhất thực tế, nó sẽ thay đổi tùy thuộc vào đặc tính vật liệu. Cùng tham khảo bảng tiêu chuẩn nội bộ của Công ty Mazda để có được một hướng dẫn tổng quát về kích thước R uốn nhỏ nhất cho các bộ phận kim loại tấm. Các thông số này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chung về kích thước R uốn nhỏ nhất thông qua tiêu chuẩn nội bộ của Mazda.

  • Lưu ý khi thiết kế chi tiết với kim loại tấm.

Trong nhiều trường hợp, khi thiết kế các bạn sẽ gặp phải tình huống chi tiết có hình dạng uốn đặc biệt như này. Như các bạn đã biết, nếu phần góc của chi tiết quá gần nếp uốn gập khi tiến hành uốn gập chi tiết thì phần góc đó sẽ rất dễ bị biến dạng. Trong trường hợp như vậy, tính toán theo công thức "W2t+R" giúp tạo ra hình dạng mà gần như không có biến dạng của chi tiết ( Với giá trị "R" sẽ bằng độ dày của tấm kim loại). Ngoài ra tương tự như vậy khi mở lỗ hãy lưu ý khoảng các các lỗ đến nếp gấp nếu không muốn các lỗ này bị biến dạng ngay khi uốn dẫn đến việc không thể lắp đặt chi tiết như ý.

  • Lưu ý khi thiết kế chi tiết với hợp kim nhôm

Khi chi tiết gia công uốn là hợp kim nhôm, xin lưu ý như sau: vì hợp kim nhôm có khá nhiều chủng loại khác nhau và độ cứng của chúng cũng khác nhau, việc liên hệ với nhà cung cấp về giới hạn bán kính uốn cong R trong là việc làm cần thiết. Khi bạn không có nhiều kinh nghiệm với hợp kim nhôm, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các thành phẩm hình chữ L đã được tạo sẵn nếu có sẵn trên thị trường. Điều này giúp tránh các khó khăn trong việc uốn nhôm và đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối cùng.

Trên đây là một vài lưu ý khi các bạn làm thiết kế máy với kim loại tấm, hy vọng bài viết giúp ích được nhiều cho các trong công việc của mình. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Hòa

Tham khảo tại: 板金の曲げR設計方法と指示の仕方・補足 (mechanical-engineer48.com)

0 Bình luận

Bài viết liên quan