🎁️ 🍂️️ 💝 🌟 🎄 🌸 🔔 -->

Một Vài Kiến Thức Về Cơ Cấu CAM

Tùy thuộc vào hình dạng của thân CAM, nó có thể được chia thành "CAM phẳng" và "CAM không gian".

1.Định nghĩa.

Cơ cấu CAM là cơ cấu có khớp loại cao, thực hiện chuyển động qua lại của khâu bị dẫn nhờ vào đặc tính hình học của thành phần khớp cao trên khâu dẫn. Khâu dẫn của cơ cấu được gọi là CAM, còn khâu bị dẫn được gọi là cần. 

Trong cơ cấu CAM, CAM và cần được nối với giá bằng khớp thấp (khớp trượt, khớp quay), và nối với nhau bằng khớp cao. Thông thường CAM nối với giá bằng khớp quay; khi cần nối với giá bằng khớp trượt ta được cơ cấu CAM cần đẩy, cần khi đó sẽ chuyển động tịnh tiến qua lại; khi cần nối với giá bằng khớp quay ta được cơ cấu CAM cần lắc, cần khi đó chuyển động lắc qua lắc lại. Thành phần khớp cao trên CAM nối CAM với cần là 1 đường cong kín gọi là biên dạng CAM. Các thông số cơ bản của CAM gồm có các đường kính lớn nhất và nhỏ nhất của CAM, các góc công nghệ, độ lệch tâm và các góc định kì

2. Phân loại.

"Cam phẳng" được phân loại thành loại tuyến tính và loại quay (CAM đĩa), còn CAM không gian hay còn gọi là "CAM lập thể 3D" được phân loại thành loại CAM mặt cuối, loại CAM rãnh trụ, loại CAM nón và loại CAM đồng hồ cát. Cam bánh răng lăn là một trong những cam ba chiều hình trống.

Có hai cách để ràng buộc thân CAM và thanh dẫn: "ràng buộc bởi chính hình dạng của CAM" (dẫn hướng rãnh, dẫn hướng sườn, cơ cấu liên hợp) và "ràng buộc bằng ngoại  lực" (lò xo, trọng lực, v.v…).

Cơ cấu CAM phẳng

Cơ cấu CAM tuyến tính

Cơ cấu CAM đĩa

Cơ cấu CAM không gian 

 

Cơ cấu CAM mặt cuối

Cơ cấu CAM rãnh trụ

Cơ cấu CAM bánh răng lăn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Giới thiệu các ảnh động ngắn mô tả chuyển động của các loại cơ cấu CAM.

 

 

Tác giả : Nguyễn Văn Hòa

Tham khảo tại: カム機構の種類 | カムの加工・製造|株式会社輝工作所 (hikari-cam.co.jp)

Từ khóa liên quan: Những Cơ Cấu Cơ Học Thường Được Sử Dụng Trong Thiết Kế Cơ Khí. Những Cơ Cấu Cơ Bản Của Máy Móc(phần 1). Giải Thích Chuyển Động Của Bánh Răng- Xích- Dây đai. Những cơ cấu cơ bản của máy móc (Phần 2). Giải thích hoạt động của các thành phần trục thẳng, ổ bi, then, chốt pin (chốt định vị).

 

Lời nhắn gửi:

Chúng tôi mong muốn nhận được sự chung tay giúp sức từ cộng đồng!

XT Mechanical Blog hàng tuần vẫn gửi đến bạn đọc những bài viết và công cụ mới về lĩnh vực thiết kế chế tạo máy. Việc duy trì hoạt động của Blog hiện nay vẫn do đội ngũ phát triển tự bỏ tiền để chi trả những chi phí phát sinh như duy trì tên miền, thuê server…  Và để có thêm kinh phí duy trì và phát triển blog, chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm. Nếu như những bài viết và công cụ tính toán hữu ích cho các bạn, chúng tôi cũng mong muốn nhận được sự giúp sức bằng cách donate cho blog từ các bạn. Dù có thể chỉ là những khoản rất nhỏ tương đương cốc trà đá, nhưng đó có thể là nguồn hỗ trợ, là động lực to lớn giúp chúng tôi hoàn thành những sản phẩm tốt hơn gửi đến các bạn.

Thông tin chuyển khoản:

Chủ tài khoản: Nguyễn Văn Hòa (sáng lập XT Mechanical Blog)

Số tài khoản: 9245888886

Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam Techcombank

Hoặc quét mã QR:

Ngoài ra các bạn cũng có thể gửi donate cho chúng tôi qua ví momo sau:

Chủ tài khoản ví momo: Nguyễn Văn Hòa (sáng lập XT Mechanical Blog)

Số điện thoại: 0358588603

Chúng tôi những thành viên sáng lập Blog xin trân thành cảm ơn các bạn.

 

1 Bình luận

[email protected]
2023-06-20
http://hikari-cam.co.jp/cam/cam-ugoki

Bài viết liên quan