🎁️ 🍂️️ 💝 🌟 🎄 🌸 🔔 -->

Danh Mục: BẢN VẼ-PHẦM MỀM- CÔNG CỤ

Hiển thị tất cả các bài đăng cùng thể loại BẢN VẼ-PHẦM MỀM- CÔNG CỤ

Tìm Hiểu Về CAD Và Những Ứng Dụng Tuyệt Vời Khác Mà CAD Mang Lại

Bản vẽ là một phần không thể thiếu trong sản xuất và gia công các sản phẩm, Và trong những năm gần đây, bản vẽ được vẽ bằng phần mềm máy tính gọi tắt là CAD(Computer Aided Design). Nhưng bạn có biết rằng ngoài việc dùng để vẽ CAD còn được ứng dụng cho các mục đích khác? Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về CAD và những ứng dụng tuyệt vời khác mà CAD mang lại gồm những gì nhé.

Xác Định Điểm-Mặt Chuẩn Và Ý Nghĩa Của Chúng. Phương Pháp Quyết Định Trên Bản Vẽ.

Các bản vẽ là thứ cần thiết để chế tạo các chi tiết và sản phẩm. Chất lượng của bản vẽ được xác định bởi chất lượng của các chi tiết cuối và sản phẩm cuối cùng, chính vì vậy nhiều công ty muốn tăng chất lượng của các bản vẽ. Một bản vẽ tốt, đó là khi bất cứ ai nhìn vào bản vẽ cũng có thể sản xuất ra những sản phẩm tương tự nhau, hay sau khi chế tạo có thể dễ dàng kiểm tra sản phẩm. Vậy thì phương pháp vẽ thế nào thì tốt. Một trong những điều quan trọng nhất khi vẽ bản vẽ đó là xác định “điểm- mặt chuẩn”. Bài viết lần này, chúng tôi sẽ giải thích ý nghĩa của "điểm- mặt chuẩn" khi vẽ cũng như đọc bản vẽ kỹ thuật.

Vẽ Kỹ Thuật: Tưởng Tượng Hay Có Quy Tắc?

Vẽ kỹ thuật là một môn học bắt buộc đối với sinh viên các ngành kỹ thuật. Mặc dù là môn học chung nhưng cảm nhận về môn học cũng như độ khó dễ của bộ môn này lại rất khác nhau đối với sinh viên. Một bộ phận sinh viên cho rằng để học được môn vẽ kỹ thuật này bạn phải có một bộ óc sáng tạo với khả năng tưởng tượng phong phú, để có thể tượng hình hóa các chi tiết từ bản vẽ sang trục đo và từ chi tiết cụ thể ra 3 hình chiếu của nó một cách dễ dàng. Một bộ phận sinh viên khác không đồng quan điểm với suy nghĩ này, với nhóm sinh viên này thì mọi thứ trên thế giới này đều có quy tắc tiếp cận của riêng nó, và môn vẽ kỹ thuật này cũng không ngoại lệ.  

Những Vai Trò Khác Nhau Của Bản Vẽ.

Bản vẽ có nhiều vai trò khác nhau ngoài việc thể hiện hình dạng của các chi tiết, và được sử dụng như một phương tiện giao tiếp thiết kế quan trọng trong việc thiết kế và sắp xếp các chi tiết. Thực tế là việc thay thế bản vẽ 2D truyền thống bằng các bản vẽ đơn 3D không có tiến triển nhiều, điều này có nghĩa rằng các bản vẽ 2D truyền thống tiếp tục còn được sử dụng rộng rãi. Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích vai trò của các bản vẽ truyền thống được sử dụng để chia sẻ thông tin và phân phối đến các bộ phận phụ trách trong toàn công ty như thế nào.

Biểu đồ Histogram: Biểu thị phân bố đặc tính chất lượng của sản phẩm

Gauss (1777 ~ 1855) là nhà toán học và nhà khoa học tài năng người Đức, người đã có nhiều đóng góp lớn cho các lĩnh vực khoa học, như lý thuyết số, giải tích, hình học vi phân, khoa trắc địa, từ học, thiên văn học và quang học. Ông đã phát hiện ra phân bố chính quy từ những sai lệch được hình thành trong quá trình đo vị trí của các thiên thể. Từ trong phân bố chính quy này, các mẫu thử được chọn ra và vẽ thành biểu đồ theo tần số phân bố. Biểu đồ này ngày nay được biết tới với tên gọi Histogram.

Biểu đồ Pareto: Thấy ngay 3 loại sản phẩm lỗi nhiều nhất

Vào những năm 1920, tiến sỹ người Mỹ Joseph Moses Juran (1904~2008) đã để ý thấy rằng có sự thiếu thống nhất trong tần số xuất hiện hiện tượng và nguyên nhân phát sinh phế phẩm trong các công đoạn sản xuất, và đặc biệt nó lại tập chỉ tập trung vào vài danh mục đặc định. Tuy nhiên, tiến sỹ Juran lại không phải là người đầu tiên nhận ra vấn đề này. Năm 1897, nhà kinh tế lượng người Ý Pareto đã điều tra phân bố thu nhập của người dân và nhận ra rằng của cải chỉ tập trung trong tay một số ít người, và đã biểu thị điều này bằng biểu đồ. Sau này, tiến sỹ Juran đã đặt tên cho hiện tượng này là “Nguyên tắc Pareto” và biểu đồ là “Biểu đồ Pareto”.

Biểu đồ quản lý: Lường trước lỗi có thể xảy ra

XT Mechanical Blog xin chào các bạn. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về biểu đồ quản lý, được nhà vật lý học người Mỹ, ông Walter Andrew Shewhart (1891-1967) đề xướng vào năm 1924. Đây là kết quả của việc ông suy nghĩ làm sao để áp dụng được môn xác suất thông kê vào quản lý chất lượng.

Dung Sai Thông Thường Là Gì, Sự Khác Biệt Với Các Loại Dung Sai Khác.

Dung sai thông thường hay còn gọi là dung sai phổ thông (common tolerance), là dung sai được sử dụng khi không có chỉ thị dung sai nào được chỉ định cụ thể cho một kích thước trên bản vẽ. Dung sai được quy định cho các kích thước ghi trên bản vẽ, nhưng nếu tất cả các kích thước đều ghi chỉ định dung sai thì bản vẽ sẽ cực kỳ khó đọc. Dung sai thông thường được quy định sẽ làm cho kích thước bản vẽ dễ đọc hơn và cho phép bạn xác định chính xác các kích thước quan trọng.